So sánh bê tông tươi và bê tông đổ tay – Ưu nhược điểm, nên chọn loại nào?

24/06/2024
KIẾN THỨC THI CÔNG

Bê tông tươi và bê tông tay là hai khái niệm chủ đầu tư cần nắm rõ vì khi xây nhà sẽ liên quan đến hai cách thức này. Có rất nhiều hạng mục cần sử dụng bê tông và cả hai hình thức đều có ưu nhược điểm riêng. Hiểu rõ vấn đề này chủ đầu tư sẽ không còn bận tâm về việc nhà thầu sẽ sử dụng hình thức nào và có ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà hay không?

Nên dùng bê tông tươi hay bê tông đổ tay?
Nên dùng bê tông tươi hay bê tông đổ tay?
  1. Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi hay còn gọi là bê tông thương phẩm là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau được gọi là Mac bê tông. Được trộn sẵn hàng loạt từ các trạm trộn bê tông và chuyển đến công trình xây dựng.

Vì vậy loại bê tông trộn sẵn này vẫn được gọi với tên gần gũi là bê tông tươi tức là vận chuyển đến công trình xây dựng và đổ ngay mà không phải trộn lại.

Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà phố dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường. Hầu hết bê tông tươi chỉ dùng đổ sàn.

  • Ưu điểm của bê tông tươi.

Ưu điểm của bê tông tươi cũng là nhược điểm của bê tông tay và ngược lại.

  • Ưu điểm lớn nhất của bê tông tươi là thời gian thi công nhanh trong ngày, không mất nhiều công sức, nhân công.
  • Giá cả hợp lý phải chăng với quy mô diện tích sàn càng lớn thì việc sử dụng bê tông tươi càng tiết kiệm.
  • Không mất diện tích tập kết vật liệu thi công như cát, đá, xi măng…
  • Chất lượng bê tông tươi đồng đều bởi đổ bằng máy với tỉ lệ có sẵn được kiểm định không phải do ước lượng như bê tông trộn thủ công
  • Dễ dàng tính ra khối lượng bê tông cần đổ theo diện tích sàn của ngôi nhà.
  • Xe chở bê tông đến công trình là loại chuyên dụng đảm bảo bê tông không bị phân tầng, mất nước hoặc hao hụt khi vận chuyển
  • Nhược điểm của bê tông tươi.

Ngoài những ưu điểm kể trên thì bê tông tươi cũng có một số nhược điểm mà chủ đầu tư cũng cần biết khi nhà thầu bắt buộc phải đổ bê tông tay như:

  • Bê tông tươi chỉ nên sử dụng cho nhà có diện tích sàn lớn trên 50m2 vì 1 xe vận chuyển bê tông có thể tích tối thiểu 6 mét khối. 
  • Đường vào khu vực xây dựng phải rộng hơn 4m thì xe vận chuyển bê tông mới vào lọt và phải không vướng bất kì vật cản trở nào như trụ điên, dây diện.. 
  • Đôi khi chất lượng bê tông tươi có thể không đảm bảo do vật liệu sử dụng khó kiểm chứng được, nếu không tìm được đơn vị uy tín.
Đổ bê tông sàn
Đổ bê tông sàn

Bê tông tươi

Việc sử dụng hình thức đổ bê tông nào phụ thuộc những yếu tố trên. Đối với nhà phố sẽ sử dụng MAC bê tông 250.

Bê tông tươi đổ sàn các tầng sẽ kết hợp phụ gia R7 giúp ninh kết bê tông nhanh hơn. Bê tông đổ sàn mái kết hợp phụ gia chống thấm plastocrete.

Sau khi đổ bê tông sẽ tiến hành đầm chặt, làm phẳng bề mặt và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.

Đầm chặt, làm phẳng bề mặt và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ
Đầm chặt, làm phẳng bề mặt và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.
  1. Bê tông tay hay còn gọi là bê tông trộn thủ công tại công trình. 

Bê tông tay là cách gọi của hình thức bê tông được trộn và đổ trực tiếp bằng tay của thợ ngay tại công trình thông qua máy trộn bê tông. Bê tông tay cũng được trộn phụ gia r7 giúp ninh kết bê tông nhanh hơn. Bê tông đổ sàn mái kết hợp phụ gia chống thấm plastocrete.

2.	Bê tông tay hay còn gọi là bê tông trộn thủ công
Bê tông tay hay còn gọi là bê tông trộn thủ công
  • Ưu điểm của bê tông tay.
    • Dễ dàng thi công trong hẻm nhỏ.
    • Chất lượng vật tư được đảm bảo, chỉ sử dụng cát vàng, đá xanh, và xi măng đa dụng khi đổ bê tông.
    • Các hạng mục có khối lượng ít như: đổ bê tông cột, đà lanh cửa. đều thực hiện đổ bê tông trộn tay.
    • Nhà diện tích nhỏ việc đổ bê tông thuận lợi tiết kiệm chi phí hơn.
  • Nhược điểm của bê tông tay. 
    • Tốn nhân công, sức người.
    • Cần mặt bằng để tập kết và trộn nguyên liệu;
    • Tỉ lệ phối trộn không đạt độ chính xác tuyệt đối mà chỉ dựa vào kinh nghiệm.

Dù là bê tông tươi hay bê tông tay hình thức nào cũng có ưu nhược điểm riêng, tùy vào điều kiện thực tế mà nhà thầu sẽ bàn bạc với gia đình lựa chọn hình thức thi công phù hợp, chủ đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm bê tông kết hợp với cốt thép đúng kích thước, vị trí sẽ giúp cho ngôi nhà đạt chuẩn chất lượng về lâu dài.

Để được tư vấn kỹ hơn nên sử dụng loại bê tông nào phù hợp với công trình của bạn, bạn có thể liên hệ Daiken Archi nhé! Daiken luôn sẵn sàng tư vấn - đồng hành cùng bạn.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
So sánh bê tông tươi và bê tông đổ tay – Ưu nhược điểm, nên chọn loại nào?

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.