3 loại vật liệu làm mái che giếng trời thông dụng nhất hiện nay

30/06/2024
KIẾN THỨC THI CÔNG

Giếng trời là giải pháp lấy sáng đơn giản và dễ dàng cho nhà phố. Việc che chắn giếng trời rất quan trọng vì nếu giếng trời không được che chắn kỹ có thể gây ảnh hưởng tới nội thất trong nhà. Vì vậy bài viết hôm nay DAIKEN sẽ giới thiệu tới các gia chủ 3 loại vật làm giếng trời tốt nhất hiện nay.

1.    Mái che giếng trời bằng kính cường lực

Kính cường lực là vât liệu dùng để che giếng trời được nhiều gia chủ sử dụng cho ngôi nhà của mình. Trong đó độ dày kính cường lực phổ biến trên thị trường hiện nay là: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm,…

Kính cường lực là vật liệu che giếng trời thường được sử dụng nhất
Kính cường lực là vật liệu che giếng trời thường được sử dụng nhất

Ưu điểm chính của loại vật liệu này có thể dễ dàng nhận ra là:

  • Có thể điều chỉnh độ khúc xạ ánh sáng vào nhà. Tùy theo cấu trúc nhà mà KTS có thể điều chỉnh miếng che sao cho độ khúc xạ ánh sáng phù hợp với nhu cầu sáng của gia chủ cũng như kết cấu ngôi nhà. Ngoài ra kính cường lực được bọc lớp UV ở mặt ngoài nên có khả năng ngăn chặn các tia UV độc hại.
  • Độ cứng cao, chất lượng tốt. Kính cường lực có độ cứng và độ bền lớn hơn các loại kính thông thường. Kính có thể chịu được tác động của môi trường, thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa, gió bão,.. và cả các va đập mạnh. Gia chủ không phải thay thế kính thường xuyên trong quá trình sử dụng.
  • Độ an toàn cao: Các loại kính khác khi vỡ sẽ tạo thành các mảnh dài, sắc nhọn, gây nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên kính cường lực khi vỡ sẽ tạo thành các mảnh nhỏ hình hạt lựu, hạn chế tối đa sự tổn thương tới những người dung quanh.
  • Dễ dàng vệ sinh: Chất liệu kính thường có bề mặt nhẵn bóng, ít bám bụi bẩn. Gia chủ cũng dễ dàng lau chùi, vệ sinh phần giếng trời làm từ kính cường lực.

Tuy nhiên loại kính này vẫn tồn tại một số nhược điểm như: trọng lượng khá nặng dẫn tới khó vận chuyển và thi công. Đồng thời chất lượng tốt đồng nghĩa với giá thành cao.

Kính cường lực được sử dụng để che giếng trời
Kính cường lực được sử dụng để che giếng trời

2.    Mái che giếng trời bằng tấm nhựa Poly

Tấm nhựa Polycarbonate cũng là vật liệu che giếng trời được nhiều gia chủ lựa chọn. Hiện nay có 3 dạng tấm lợp phổ biến nhất là dạng đặc ruột, rỗng ruột và tôn sóng. Tuy nhiên nếu dùng để che giếng trời thì tấm lợp Poly dạng đặc ruột là phù hợp nhất bởi nó có vẻ ngoài giống hệt như phần kính nhưng có độ cứng gấp nhiều lần phần kính.

Tấm nhựa Poly đặc ruột được nhiều gia chủ lựa chọn bởi giá thành rẻ nhưng chất lượng không quá chênh lệch so với kinh cường lực
Tấm nhựa Poly đặc ruột được nhiều gia chủ lựa chọn bởi giá thành rẻ nhưng chất lượng không quá chênh lệch so với kinh cường lực

Các ưu điểm của tấm nhựa Poly có thể kể đến như:

  • Độ cứng cao, gấp 200 lần so với các loại kính thông thường. Vì vậy tấm nhựa Poly có thể chịu được lực tác động rất lớn, ít khi bị rạn nứt, ăn mòn.
  • Khả năng lấy sáng tốt: Tất nhiên khả năng lấy sáng của tấm nhựa Poly sẽ không tốt bằng kính cường lực. Tuy nhiên gia chủ cũng không cần quá lo lắng vì nếu lựa chọn tấm nhựa Poly trong suốt thì khả năng lấy sáng có thể xấp xỉ khoảng 90% so với kính.
  • Cách điện, cách nhiệt, cách âm: đây là điểm khác biệt của tấm nhựa Poly so với các vật liệu khác. Tấm nhựa Poly có khả năng cách âm tốt tới 31db, giảm 40-80% lượng nhiệt từ ngoài trời truyền đến trong nhà. Ngoài ra chất liệu nhựa giúp tấm Poly có khả năng cách điện siêu việt giúp ngôi nhà luôn an toàn kể cả khi trời giông sét.
  • Chống tia cực tím: Tấm nhựa Poly được phủ thêm lớp UV giúp ngăn chặn các tia cực tím độc hài từ bên ngoài vào nhà.
  • Trong lượng: Vì được làm từ chất liệu nhựa nên tấm Poly có trọng lượng khá nhẹ, dễ thi công. Điều này giúp việc thi công tấm nhựa Poly che giếng trời dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân công hơn.
  • Giá thành: khá rẻ trên thị trường.

Tuy nhiên loại vật liệu này cũng tồn tại các nhược điểm như: vật liệu nhựa Poly dễ bị trầy xước hơn so với kính, vì vậy gia chủ sẽ phải thay mới các tấm nhựa che thường xuyên nếu muốn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra tấm nhựa Poly khá nhạy cảm với các loại hóa chất nên gia chủ cần sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng trong quá trình làm vệ sinh mái che.

3.    Mái che giếng trời bằng tấm Mica 

Tấm nhựa Mica hay còn được gọi dưới cái tên thông dụng hơn là tấm nhựa Acrylic. Tuy nhiên hiện nay những tấm nhựa Mica trên thị trường thường không được làm từ 100% nhựa Acrylic mà đã được thêm vào các chất phụ gia để cân bằng giá thành sản phẩm.

Tấm Mica cũng được sử dụng để che giếng trời nhưng ít thông dụng hơn
Tấm Mica cũng được sử dụng để che giếng trời nhưng ít thông dụng hơn

Những ưu điểm dễ nhận thấy khi sử dụng tấm nhựa Mica làm mái che giếng trời là:

  • Độ cứng cao: Tuy làm từ vật liệu nhự Acrylic nhưng thực tế tấm Mica có độ cứng khá lớn, phù hợp để sử dụng trong thời gian lâu dài.
  • Bề mặt nhẵn, phẳng, sáng bóng: Thành phần tấm nhựa Mica có các sợi thủy tinh nên tấm lợp có độ bóng đều, bề mặt nhẵn mịn, chóng bám bụi, bám bẩn, chống ăn mòn tốt. 
  • Cách điện, kháng hóa chất tốt: Tấm Mica có thể chịu được các hóa chất như muối, xà bông,.. Vì vậy chúng có thể được sử dụng ở cả những môi trường khắc nghiệt như nhà ở ven biển, hay các khu công nghiệp, nhà máy. Đồng thời gian chủ cũng có thể dùng các hóa chất này để vệ sinh tấm lợp mà không lo bị ảnh hưởng tới chất lượng.
  • Có tính dẻo, nhẹ: Tấm nhựa Mica có thể uốn cong, tạo dáng và gia công phù hợp với mọi kích thước giếng trời. Trong lượng nhẹ cũng giúp việc vận chuyển, thi công và lắp đặt dễ dàng hơn.

Thực tế tấm nhựa Mica cũng tồn tại nhiều nhược điểm như tấm lợp Mica dễ bị trầy trước và bị nứt khi gặp va chạm mạnh. Đây chính là nhược điểm lớn nhất khiến vật liệu này ít được dùng để che giếng trời hơn so với hai vật liệu phía trên.

4.     Lưu ý khi thi công mái che giếng trời

Trong quá trình xây dựng nhà ở, phần thi công mái che giếng trời thuộc phần hoàn thiện nhà ở. Nếu gia chủ chỉ thực hiện xây thô thì các nhà thầu sẽ để trống phần giếng trời này. Chính vì vậy gia chủ cần chú ý có các biện pháp che chắn giếng trời trong quá trình thi công phần thô để đảm bảo chất lượng ngôi nhà. 

Mái che giếng trời nằm trong phần hoàn thiện. Vì vậy trong quá trình thi công thô gia chủ cần dùng các biện pháp khác che chắn tạm thời cho khu vực này.

Trong thời gian chờ hoàn thiện nhà, gia chủ có thể sử dụng các biện pháp che chắn tạm giếng trời khác. Chẳng hạn như sử dụng vải bạt, mái tôn, các tấm ván,.. để che chắn phần giếng trời này, tránh cho mưa tạt vào gây ảnh hướng tới bên trong nhà.

Trên đây là 3 vật liệu phổ biến nhất được nhiều chủ đầu tư lựa chọn để làm tấm che giếng trời. Theo ý kiến của Daiken, gia chủ nên lựa chọn tấm kính cường lực để làm tấm che giếng trời. Tuy rằng kính cường lực có giá thành tương đối đắt trên thị trường nhưng có thể đảm bảo độ an toàn và lấy sáng tối đa cho căn nhà của bạn. Nếu bạn vẫn còn lưỡng lự và muốn được tư vấn chi tiết nhất về các vật liệu nên sử dụng trong quá trình xây dựng thì có thể lên văn phòng của Daiken để được tư vấn chi tiết nhất. 


0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
3 loại vật liệu làm mái che giếng trời thông dụng nhất hiện nay

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.