30/06/2024
KIẾN THỨC THI CÔNG

Rất nhiều gia đình khi thi công đến hạng mục sơn nước không nắm bắt đúng các quy trình thi công ảnh hưởng tới chất lượng thi công, độ bền của sơn. Vì vậy khi thi công sơn bả phải tuân thủ các bước sau:

  1. Bước 1: vệ sinh và chuẩn bị bề mặt thi công sơn nước

Các bước thực hiện vệ sinh và chuẩn bị bề mặt thi công sơn nước:

  • Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 7 ngày trở đi có thể tiến hành thi công sơn bả).
  • Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
  • Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.
  • Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.

(Lưu ý: Chỉ cần lăn một nước mỏng, không nên lăn quá nhiều nước).

  1. Bước 2: Bả ma tit trong quy trình thi công sơn nước

Bả ma tít (hay còn gọi là bả matit, bột trét tường) là một bước quan trọng trong quy trình thi công sơn nước, giúp tạo nên một bề mặt tường mịn màng, phẳng phiu trước khi tiến hành sơn lót và sơn phủ. Dưới đây là quy trình và vai trò của bả ma tít trong thi công sơn nước:

Vai Trò của Bả Ma Tít

  • Tạo Bề Mặt Phẳng Mịn: Bả ma tít giúp làm đầy các lỗ, vết nứt và các khuyết điểm nhỏ trên bề mặt tường, tạo nên một bề mặt phẳng mịn và đồng đều.
  • Tăng Độ Bám Dính Cho Sơn: Bề mặt mịn màng của lớp bả ma tít tạo điều kiện thuận lợi cho sơn lót và sơn phủ bám dính tốt hơn, tránh hiện tượng bong tróc.
  • Cải Thiện Thẩm Mỹ: Lớp bả ma tít giúp tạo nên một bề mặt tường hoàn hảo, không có khuyết điểm, từ đó nâng cao tính thẩm mỹ cho lớp sơn hoàn thiện.

Quy Trình Thi Công Bả Ma Tít

  • Chuẩn Bị Bề Mặt:
    • Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả
      • Độ ẩm của bể mặt cần bả phải đạt từ: 25% đến 30%
      • Bề mặt cần bả quá khô có thể lăn nước sạch bằng rulo trước khi bả.
    • Làm Sạch: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc và các tạp chất khác trên bề mặt tường. Có thể dùng chổi, khăn ẩm hoặc máy hút bụi.
    • Sửa Chữa Khuyết Điểm: Trám kín các lỗ, vết nứt lớn bằng vữa xi măng hoặc keo chuyên dụng và để khô hoàn toàn.

Lưu ý: Không được bả khi bề mặt tường quá khô.

  • Pha Trộn Bả Ma Tít:
    • Trộn bột bả với nước:
    • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
    • Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ của Nhà cung cấp quy định.
    • Dùng máy hoặc tay trộn đều.
Pha trộn bột ma tít
Pha trộn bột ma tít


  • Cách trộn bột bả tường:
    • Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 – 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.
    • Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
    • Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.
    • Để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.
    • Dụng cụ thi công bao gồm: Dao bả, bàn bả.
  • Thi Công Bả Ma Tít: Trét bột bả:

Bả lớp thứ 1: Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)

Thi công trét bột bả
Thi công trét bột bả

Bả lớp thứ 2: (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn)

    • Trộn đều bột với nước. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
    • Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
    • Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.
    • Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
    • Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.
    • Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
    • Dùng chổi, nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.

Lưu ý: Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.

  1. Bước 3: thi công sơn lót

Việc sơn lót tường nhà là một bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình sơn sửa, giúp tăng độ bám dính, bảo vệ bề mặt, cải thiện thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí. Tuân thủ các lưu ý khi thi công sơn lót sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất cho công trình của mình.

  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch, tỷ lệ phụ thuộc vào sơn do Nhà cung cấp quy định.
  • Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của Nhà cung cấp. Thường là 1 lớp
  • Dùng chổi, con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.

Khuyến cáo:

  • Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này.
  • Phía bên kia của tường cần ốp gạch nhưng chưa ốp tuyệt đối không được sơn.
  1. Bước 4: thi công sơn phủ màu

Thi công sơn phủ màu là bước cuối cùng và quan trọng trong quá trình hoàn thiện bề mặt tường, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và bảo vệ cho công trình. Thi công sơn phủ màu gồm các bước sau:

Sơn màu nước 1: Đây chính là công đoạn quan trọng nhất để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng đều và tránh lãng phí không đáng có, vì vậy cần thực hiện nghiêm các bước sau:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp cho phép.
  • Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị khác màu.
  • Tuỳ theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
  • Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công, sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.
  • Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.

Khuyến cáo: Sơn đã pha nước nên dùng hết trong 05 ngày.

Sơn màu hoàn thiện: Thi công sơn màu hoàn thiện là bước cuối cùng trong quá trình sơn sửa tường nhà, quyết định vẻ đẹp và độ bền của lớp sơn.

  • Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tuỳ theo từng màu sắc.
  • Sau khi sơn nước 1 tối thiểu 03h có thể sơn hoàn thiện.
  • Trước khi sơn hoàn thiện hãy đảm bảo bề mặt sơn màu nước 1 hoàn toàn sạch sẽ.
  • Có thể pha thêm nước cho sơn màu hoàn thiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ khuyến nghị của nhà cung cấp.
  • Sơn đều cho toàn bộ hạng mục cần thi công sao cho màu sắc thật đều nhau.

Thi công sơn phủ màu đúng kỹ thuật và quy trình không chỉ mang lại bề mặt tường đẹp mắt, đều màu mà còn tăng cường độ bền và bảo vệ cho công trình. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các bước thi công sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Quy trình kỹ thuật thi công sơn nước nhà mới

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.