Cột bê tông bị rỗ - Nguyên nhân và cách xử lý

24/06/2024
GÓC NHÌN DAIKEN

Để được đánh giá là một công trình đạt chất lượng chuẩn thì các hạng mục thi công đòi hỏi phải được thi công theo đúng kỹ thuật tránh các lỗi từ cơ bản cho đến yêu cầu cao. Trong đó không thể không nhắc tới bê tông, lỗi cột bê tông bị rỗ là một trong những lỗi thi công thường thấy nhất. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi cột bê tông bị rỗ, bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn toàn diện nhất về lỗi thi công kể trên, hãy cùng theo dõi nhé.

Cột bê tông bị rỗ, nguyên nhân và cách xử lí
Cột bê tông bị rỗ, nguyên nhân và cách xử lí
  1. Cột bê tông bị rỗ là gì? Biểu hiện của cột bê tông bị rỗ

Khi quan sát cột bê tông, ta hoàn toàn có thể phát hiện được lỗi này, trên bề mặt cột xuất hiện những vết rỗ từ nhỏ đến lớn với độ sâu từ 1 đến 3mm, những vết rỗ này nếu nhỏ sẽ không nhìn thấy được cốt thép bên trong, còn đối với những vết rỗ lớn có thể chạm tới cả cốt thép bên trong. Khi cột bê tông bị rỗ mà không được xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng đến kết cấu cũng như không đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Vì vậy khi phát hiện ra biểu hiện cột bê tông bị rỗ thì cần phải xử lý kịp thời dù vết rỗ ở bất kỳ tình trạng nào.

Cột bê tông bị rỗ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công trình xây dựng. Dưới đây là những ảnh hưởng chính:

  • Giảm khả năng chịu lực
    • Mất đi độ bền: Các lỗ rỗng và khe hở trong bê tông làm giảm khả năng chịu lực của cột, khiến cột không đạt được cường độ cần thiết.
    • Tăng nguy cơ gãy đổ: Khi chịu tải trọng lớn, các vết rỗ có thể là điểm yếu, làm tăng nguy cơ nứt gãy hoặc sụp đổ cột.
  • Giảm tuổi thọ công trình
    • Ảnh hưởng đến kết cấu: Cột bê tông bị rỗ làm yếu đi toàn bộ kết cấu công trình, làm giảm tuổi thọ và độ bền vững của công trình.
    • Tăng chi phí bảo trì: Công trình có cột bê tông bị rỗ thường đòi hỏi nhiều công việc bảo trì và sửa chữa hơn, gây tốn kém về mặt chi phí và thời gian.
  • Ảnh hưởng đến tính an toàn
    • Nguy cơ tai nạn: Một cột bê tông bị rỗ có thể gây ra nguy cơ tai nạn cho những người sống và làm việc trong công trình đó do khả năng sụp đổ bất ngờ.
    • Khả năng ứng phó kém với thiên tai: Các công trình có cột bê tông bị rỗ sẽ kém bền vững hơn khi đối mặt với các tác động ngoại lực như động đất, bão, gió mạnh.
  • Tăng khả năng thấm nước và ăn mòn
    • Thấm nước: Các lỗ rỗng trong bê tông tạo điều kiện cho nước thấm vào, gây ra hiện tượng thấm nước và ẩm mốc.
    • Ăn mòn cốt thép: Nước và các chất ăn mòn có thể xâm nhập vào bên trong, làm cốt thép bị ăn mòn, dẫn đến suy giảm khả năng chịu lực và tuổi thọ của cột.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
    • Mất thẩm mỹ: Các vết rỗ làm bề mặt bê tông trở nên xấu xí, không đồng đều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình.
    • Khó khăn trong hoàn thiện bề mặt: Việc trám và sửa chữa các vết rỗ đòi hỏi nhiều công đoạn và chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ và ngân sách hoàn thiện công trình.
  • Tăng chi phí và thời gian xây dựng
    • Sửa chữa và khắc phục: Phát hiện và khắc phục các vết rỗ thường đòi hỏi thêm chi phí và thời gian, làm tăng tổng chi phí và kéo dài thời gian thi công.
    • Nguy cơ phải tháo dỡ và làm lại: Trong những trường hợp nghiêm trọng, cột bị rỗ có thể phải tháo dỡ và làm lại từ đầu, gây tốn kém lớn về mặt tài chính và thời gian.
  1. Nguyên nhân cột bị rỗ

Lỗi cột bê tông bị rỗ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng rỗ bê tông cột, cần phải nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để có phương hướng xử lý sao cho phù hợp nhất.

  • Cấp phối bê không hợp lý

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cột bê tông bị rỗ. Trong quá trình trộn đổ bê tông xử dựng loại đá cỡ to nhỏ không đều. Hoặc sử dụng lượng cát quá nhiều dẫn đến hỗn hợp bê tông không hợp lý.

  • Đổ trộn bê tông không đều.

Trộn bê tông quá khô cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cột bê tông bị rỗ. Ngoài ra do một số tác động ngoại cảnh như thời tiết hanh khô, nóng. Ván khuôn cột bằng gỗ có độ hút ẩm cao nên nước bê tông không đủ. Bê tông không được tưới nước bảo dưỡng kịp thời dẫn đến rỗ bề mặt.

  • Thi công không đảm bảo kỹ thuật

Khi đổ bê tông cột mà đứng từ trên cao đỉnh cột cho bê tông rơi xuống sẽ làm bê tông bị phân tầng. Đá nặng sẽ rơi trước tập trung phía dưới cốt liệu nhỏ lên trên dẫn đến bên dưới toàn đá sỏi, nhiều lỗ rỗng. Trong trường hợp này phải dùng máng đổ nghiêng vào tránh để bê tông rơi tự do quá 2m để đảm bảo bề mặt cột không bị rỗ.

Và một điều quan trọng khác là trong quá trình đóng cốp pha cột không đảm bảo. Dẫn đến cốp pha cột không kín khít làm chảy mất vữa xi măng. Như vậy khi đổ bê tông cột cốp pha bị hở sẽ làm mất nước của bê tông dẫn đến bê tông bị khô gây rỗ.

Cột bê tông bị rỗ nghiêm trọng
Cột bê tông bị rỗ nghiêm trọng
  1. Cách xử lý cột bê tông bị rỗ

Sau khi đổ bê tông và tháo dỡ cốp pha nếu phát hiện lỗi cột bê tông bị rỗ. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kể trên. Các vết rỗ dễ dàng có thể phát hiện bằng mắt thường. Bạn cần phải quan sát xem vết rỗ có sâu không. Để có được phương hướng xử lý chuẩn xác nhất. Sau đây là một số cách xử lý cột bê tông bị rỗ hiệu quả nhất.

  • Đối với bê tông cột bị rỗ bề mặt

Nếu bề mặt bê tông xuất hiện các lỗ có tiết diện nhỏ, không ăn sâu vào cốt thép. Thì cách xử lý sẽ là đục và trát vữa xi măng. Cách này yêu cầu tiến hành đục toàn bộ khu vực xuất hiện vết rỗ. Sao cho các viên đá, sỏi được bằng phẳng sau đó phun nước vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa đục. Bước tiếp sau đó là thấm khô và dùng vữa xi măng trát kín lại khu vực bị rỗ. Lưu ý vữa dùng để trát là vữa có cấp phối 1:2:5 hoặc 1:2

Qúa trình trát dùng bay miết chặt hoặc vẩy sao cho vữa bám chắc vào phần bê tông trong.

Và một bước quan trọng nữa không thể bỏ qua là. Nên dùng vữa polyme hoặc vữa sợi thủy tinh cho những vị trí có yêu cầu chống thấm cao.

Với những vết rỗ không quá sâu nhưng có tiết diện rộng thì cần dùng súng phun vữa. Thay vì sử dụng bay trát thông thường. Các bước thực hiện theo trình tự kể trên. Nhưng dùng súng phun vữa xi măng phun vữa có cấp phối là 1:1,15- 1:4,4.

Cột bê tông bị rỗ bề mặt nghiêm trọng


  • Đối với bê tông rỗ sâu

Trường hợp vết rỗ bê tông có tiết diện rộng, ăn sâu vào tận cốt thép bên trong. Thì bạn cần xem xét tiến hành đổ lại bê tông cột để đảm bảo an toàn. Đối với lần đổ này cần phải tuân thủ đúng quy tắc đổ bê tông. Cấp phối bê tông đạt tiêu chuẩn và quá trình thi công lắp cốp pha cột có đạt chuẩn kỹ thuật hay không để đảm bảo không xảy ra lỗi kể trên.

  1. Hướng dẫn đổ bê tông cột chuẩn kỹ thuật

Để không mắc lỗi bê tông cột bị rỗ cần phải thi công chuẩn kỹ thuật. Yêu cầu các bước thực hiện chính xác và nghiêm ngặt theo các bước cơ bản sau:

Kiểm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông

  • Trong quá trình lắp đặt cốp pha cột cần phải đảm bảo chân cốp pha phải đúng vị trí, chắc chắn. Để cốp pha không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông. Cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảo cho cột không bị nghiêng, phình.
  • Trong trường hợp cốp pha cột có hình dạng tròn thì cần phải đặt trước các thông số theo sẵn kích thước tại các xưởng sản xuất cốp pha. Điều này đảm bảo trong quá trình đổ bê tông cột không bị sai số cũng như không mắc lỗi thi công đổ bê tông gây lên tình trạng cột bê tông bị rỗ.
  • Trước khi đổ bê tông cột phải tiến hành tưới nước cho cốp pha sao cho cốp pha đủ ẩm. Tránh tình trạng cột bê tông bị rỗ do các ván cốp pha gỗ hút nước nước từ vữa bê tông.

Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn

  • Bước 1: Các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột
    • Trước khi đổ bê tông cần phải tiến hành công tác chuẩn bị trong đó cần phải đảm bảo đầy đủ các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình đổ bê tông.
    • Cần phải vệ sinh sạch sẽ, tưới nước làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.
    • Và đặc biệt trong công tác chuẩn bị cần phải lưu ý cấp phối vữa bê tông theo đúng tiêu chuẩn, quá trình trộn phải đều tay. Nếu sử dụng bê tông tươi thì cần lựa chọn loại chất lượng cao từ những nhà cung ứng uy tín.
    • Hỗn hợp bê tông tươi thường sẽ đông cứng sau khoảng từ 2 đến 3 giờ. Nếu vì một lý do nào đó vữa bê tông chưa được đổ vào vị trí cần đổ thì cần trộn lại để đảm bảo cho hỗn hợp có độ dẻo. Tuy nhiên lúc này không được thêm nước vào dù có thể đã bị thất thoát một phần nước. Vữa bê tông thiếu nước thao tác kém linh hoạt hơn nhưng chất lượng không bị giảm. Còn nếu các bạn cho thêm nước vào trộn lại, lượng nước thừa làm vữa bê tông bị nhão và sẽ làm giảm cường độ chịu lực của chúng cũng như gây nên tình trạng cột bê tông bị rỗ.
    • Và bước quan trọng nhất trước khi đổ bê tông cột để tránh tình trạng bị rỗ bề mặt là nên đổ 1 lớp vữa xi măng với độ dày khoảng 10 – 13cm.
  • Bước 2: Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ
  • Bước 3: Qúa trình đổ không được tùy tiện ngừng mà phải đổ liên tục.

Khi đổ bê tông cột mà đứng từ trên cao đỉnh cột cho bê tông rơi xuống sẽ làm bê tông bị phân tầng, đá nặng sẽ rơi trước tập trung phía dưới cốt liệu nhỏ lên trên dẫn đến bên dưới toàn đá sỏi, nhiều lỗ rỗng. Giải pháp là phải dùng máng đổ nghiêng vào tránh để bê tông rơi tự do quá 2m.

  • Bước 4: Sử dụng đầm dùi theo phương thẳng đứng, đầm khoảng 20-40s/lần. Tránh làm sai lệch cốt thép trong quá trình đầm. Ảnh hưởng đến chất lượng cột cũng như tình trạng bề mặt cột bê tông bị rỗ.

Lưu ý khi đổ bê tông cột cần được đổ theo trình tự từ xa đến gần từ trong ra ngoài. Bắt đầu chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, đổ xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.

  • Bước 5: Bảo dưỡng bê tông
    • Sau khi đã đổ bê tông cột thì một bước quan trọng không nên bỏ qua là bảo dưỡng bê tông,
    • Thời gian tối thiểu để tháo dỡ cốp pha là trong khoảng từ 36 – 48 giờ.
    • Cần tưới nước bảo dưỡng liên tục trong 2-4 ngày để đảm bảo bê tông đạt chất lượng tốt nhất.
  1. Biện pháp ngăn ngừa cột bê tông bị rỗ:
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu: Sử dụng các vật liệu bê tông chất lượng cao và kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng.
  • Quy trình thi công đúng kỹ thuật: Đảm bảo quy trình đổ bê tông và bảo dưỡng được thực hiện đúng kỹ thuật, giảm thiểu nguy cơ bị rỗ.
  • Sửa chữa kịp thời: Khi phát hiện cột bê tông bị rỗ, cần tiến hành sửa chữa kịp thời bằng cách trám vá, đổ lại bê tông hoặc sử dụng các phương pháp cải thiện khác để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.

Việc nhận biết và xử lý kịp thời các cột bê tông bị rỗ là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn, bền vững và thẩm mỹ của công trình xây dựng. Khi thi công cần được giám sát chạt chẽ, đảm bảo quy trình thực hiện đúng, đủ. Để được tư vấn thêm về cột bê tông bị rỗ bạn có thê liên hệ đội ngũ Daiken Archi để được tư vấn chi tiết.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Cột bê tông bị rỗ - Nguyên nhân và cách xử lý

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.