Tất tần tật về móng nhà và tầm quan trọng của móng nhà - Cách lựa chọn móng nhà phù hợp

24/06/2024
GÓC NHÌN DAIKEN

Móng nhà là hạng mục thi công nằm trong phần thô được tính chi phí xây dựng tùy theo vào loại móng sử dụng. Móng nhà có vai trò rất quan trọng đối với công trình xây dựng, vì móng là nền tảng của toàn bộ công trình. Một móng nhà được thiết kế và thi công đúng cách đảm bảo tính ổn định, an toàn và bền vững cho cả công trình.

A. 6 Lý do tại sao cần hiểu thật kỹ về thi công móng nhà:

  1. Tính an toàn và ổn định của công trình
    • Chịu lực: Móng nhà chịu toàn bộ tải trọng của công trình, từ kết cấu chính đến các trang thiết bị và nội thất bên trong. Một móng không chắc chắn có thể dẫn đến sụt lún, nứt nẻ, hoặc thậm chí sụp đổ công trình.
    • Chống lún: Thi công móng đúng cách giúp ngăn chặn hiện tượng lún không đều, gây ra các vấn đề về kết cấu và thẩm mỹ cho công trình.
  1. Độ bền và tuổi thọ của công trình
    • Bền vững: Một móng nhà được thiết kế và thi công tốt sẽ đảm bảo tuổi thọ cao cho công trình, giảm thiểu các chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.
    • Chống lại tác động môi trường: Móng phải được thiết kế để chịu được các tác động từ môi trường như nước ngầm, biến đổi khí hậu, động đất, và các yếu tố khác.
  1. Hiệu quả kinh tế
    • Tiết kiệm chi phí: Đầu tư đúng mức vào thiết kế và thi công móng ban đầu có thể tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì trong tương lai.
    • Giảm rủi ro: Giảm thiểu các rủi ro liên quan đến hư hỏng công trình và các chi phí phát sinh không đáng có.
  1. Tuân thủ quy định pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật
    • Quy định xây dựng: Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng móng giúp tránh các rắc rối pháp lý và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
    • Kiểm định chất lượng: Đảm bảo rằng công trình được kiểm định và phê duyệt bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  1. Tối ưu hóa thiết kế và sử dụng đất
    • Thiết kế hợp lý: Một thiết kế móng đúng sẽ tối ưu hóa việc sử dụng đất và không gian, giúp tạo ra một công trình vững chắc mà không lãng phí tài nguyên.
    • Phù hợp với địa chất: Hiểu rõ về điều kiện địa chất của khu vực xây dựng để lựa chọn loại móng phù hợp, giảm thiểu rủi ro và tăng cường độ bền của công trình.
  1. Tăng giá trị bất động sản
    • Giá trị thị trường: Một công trình được xây dựng trên nền móng vững chắc sẽ có giá trị thị trường cao hơn, thu hút được nhiều người mua hoặc thuê hơn.
    • Uy tín và tin cậy: Đảm bảo sự uy tín và tin cậy của nhà thầu hoặc công ty xây dựng trong mắt khách hàng và đối tác.

B. Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng phổ biến hiện nay.

Việc hiểu rõ và kỹ lưỡng về thi công móng nhà không chỉ đảm bảo sự an toàn, bền vững và hiệu quả kinh tế cho công trình mà còn tạo ra giá trị lâu dài, giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh trong tương lai.

Có nhiều loại móng khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó phương án thiết kế móng nhà 2 tầng, 3 tầng sẽ được tính toán và căn cứ trên nền đất xây dựng của mỗi gia đình cũng như mỗi công trình cụ thể. Để lựa chọn đúng loại móng phù hợp Chủ Đầu Tư có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết này.

  1. Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng phổ biến hiện nay.

Điểm qua các loại móng phổ biến phù hợp với nhà 2 tầng, 3 tầng với những đặc trưng cụ thể chủ đầu tư sẽ hình dung cơ bản về các loại móng trước.

  • Móng đơn

Là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực và được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng trong các công trình xây dựng có tải trọng nhẹ hoặc tương đối nhẹ, và các công trình có trọng tải vừa để tiết kiệm chi phí.

Mặt cắt móng đơn tiêu biểu cho nhà phố.

Mặt cắt móng đơn tiêu biểu cho nhà phố.

  • Móng băng.

Móng băng là loại móng thường có kết cấu một dải dài, có thể độc lập (hay giao nhau theo hình chữ thập), được sử dụng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như là độ cứng, độ lún của đất mà chúng ta quyết định sử dụng loại móng băng nào phù hợp.

  • Móng cọc.

Móng cọc là loại móng hình trụ dài được thi công dựa trên cái cọc đúc từ bê tông cốt thép đã được ép xuống lòng đất. Có rất nhiều loại cọc cũng như tiết diện khác nhau. Có hai phương án thi công cọc phổ biến: ép cọc tải, cọc ép neo.

Đài móng cọc.

  • Móng bè.

Móng bè được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông và được thiết kế sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không có nước, hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi.

Móng bè cho nhà phố.

Móng bè cho nhà phố.


C - Kinh nghiệm cần bỏ túi khi lựa chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng.

  1. Khảo sát địa chất


    Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng của ngôi nhà. Mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.

      • Móng đơn:
        • Với sức chịu tải thấp nhất trong 4 loại móng, chỉ phù hợp cho làm sân, cổng không chịu tải nhiều như phần nhà.
        • Phù hợp đất cứng không bị lún.
      • Móng băng:
        • Khả năng chịu tải dưới 30 tấn.
        • Phù hợp đất cứng.
        • Không có điều kiện ép cọc như đường rộng trên 3m.
        • Phù hợp nhà có quy mô từ 2 – 3 tầng diện tích sàn không quá cao trên 150m2.
      • Móng cọc:
        • Móng sâu nên độ chịu tải tốt trên 30 tấn.
        • Phù hợp đất yếu dễ lún khu vực gần sông, ao, hồ, kênh…
        • Điều kiện thi công cho phép đường rộng trên 3m, bề ngang đất trên 3m.
      • Móng bè:
        • Thuộc dạng móng nông như móng băng được liên kết với nhau sức chịu tải tốt hơn móng băng.
        • Phù hợp cho nhà phố có diện tích lớn trên 120m2.
  2. Tư vấn lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp theo chi phí xây dựng.

    Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình. Nếu để sắp xếp chi phí thấp đến tăng dần sẽ như sau:

    • Móng đơn tính 20% diện tích xây dựng.
    • Móng băng tính 50% diện tích xây dựng.
    • Móng cọc tính 40% diện tích xây dựng như chi phí ép cọc tính riêng.
    • Móng bè chi phí cao nhất tính 100% diện tích xây dựng.
  3. Nguyên tắc thi công:
  • Thi công phải tuân thủ theo thiết kế: Sau khi khảo sát địa chất và đã lựa chọn được phương án thiết kế móng thì yêu cầu giai đoạn thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.
  • Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt: Kết cấu móng nhà có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của cả công trình. Do đó chất lượng nguyên vật tư thi công móng như: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, nên dùng loại có chất lượng từ khá trở lên để đảm bảo tuyệt đối chịu tải trọng. Bới phần móng là phần tuy không nhìn thấy những lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà đẹp.

Trong bài viết trên, Daiken đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của móng nhà cũng như một số loại móng nhà phổ biến và tư vấn xây dựng móng nhà phù hợp, bạn có thể liên hệ Diaken để được tư vấn cụ thể cho riêng ngôi nhà của bạn nha.

DAIKEN ARCHI luôn đồng hành cùng bạn xây dựng ngôi nhà của mình!

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Tất tần tật về móng nhà và tầm quan trọng của móng nhà - Cách lựa chọn móng nhà phù hợp

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.