Cách tính số bậc cầu thang có chiếu nghỉ theo phong thủy 2024

28/06/2024
PHONG THUỶ NHÀ Ở

Cầu thang là một phần quan trọng đối với những công trình xây dựng có từ 2 tầng trở lên. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, gia chủ còn quan tâm đến sự an toàn cũng như yếu tố phong thủy trong thiết kế và thi công cầu thang. Vậy làm sao để có một cầu thang đáp ứng được những yếu tố trên, hãy cùng tham khảo cách tính số bậc cầu thang có chiếu nghỉ theo phong thủy chuẩn nhất mà Daiken  tổng hợp bên dưới.

  1. Vì sao nên tính số bậc cầu thang theo phong thủy khi xây nhà

Theo quan niệm phong thủy có một dòng chảy năng lượng và luồng sinh khí vô hình gắn liền với mạch lên xuống của cầu thang. Chính vì thế để tránh tác động xấu lên dòng chảy năng lượng thông qua lối cầu thang, CĐT rất quan tâm đế hình dạng, vị trí và cách tính số bậc cầu thang trong nhà. Vì CĐT tin rằng số bậc cầu thang phạm phong thủy sẽ ảnh hưởng đến vượng khí, tài lộc và may mắn đến với ngôi nhà và gia đình.

Tính bậc cầu thang theo phong thuỷVề mặt kỹ thuật cầu thang còn đóng vai trò kết nối và là lối di chuyển duy nhất giữa các tầng lầu. Lưu lượng di chuyển lên xuống cầu thang diễn ra hầu như mỗi ngày với tần suất không nhỏ. Và chiều cao giữa các tầng đối với từng công trình sẽ khác nhau. Do đó số bậc cầu thang cũng cần được tính toán để đảm bảo yếu tố an toàn, phù hợp đặc điểm nhân trắc học và thuận tiện cho người sử dụng.

Theo một số nghiên cứu, số bậc cầu thang còn tác động đến nhịp tim (đặc biệt đối với người lớn tuổi) khi di chuyển, do đó đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm trong thiết kế kiến trúc.

  1. Cách tính số bậc cầu thang theo phong thủy
  • Cách tính bậc cầu thang theo vòng trường sinh

Theo phương pháp tính này gia chủ cần nắm được quy tắc ngũ hành và vòng trường sinh. Vòng trường sinh gồm 12 giai đoạn biểu hiện cho quá trình sinh trưởng, phát triển và kết thúc của một đời người. Cụ thể 12 giai đoạn được biểu hiện như sau:

    • Trường sinh: gắn liền với sự ra đời, sinh sôi, nảy nở; sức sống căng tràn, năng lượng đầy ắp, dồi dào sinh lực. 
    • Mộc dục: gắn liền với trẻ nhỏ biết tự lập, tự tắm rửa.
    • Quan đới: gắn với giai đoạn trưởng thành, cố gắng hết sức học tập, rèn luyện, trau dồi để xây dựng sự nghiệp, công danh.
    • Lâm Quan: gắn liền với cuộc sống công danh, thịnh vượng.
    • Đế vượng: giai đoạn phát triển vượt bậc về cả thể chất và tinh thần. 
    • Suy: bắt đầu suy thoái, không còn vẻ đẹp cực thịnh như ban đầu.
    • Bệnh: giai đoạn già hoá, sinh ốm đau, bệnh tật.
    • Tử: chấm dứt vòng đời, kết thúc một giai đoạn.
    • Mộ: quay trở lại với đất.
    • Tuyệt: mọi thứ phân huỷ, không còn hình trạng.
    • Thai: đầu thai, giai đoạn chuẩn bị một hành trang mới, vòng đời mới.
    • Dưỡng: hấp thụ mọi nguyên khí, âm dương ngũ hành, chuẩn bị tinh thần bước vào giai đoạn mới.

Tính bậc cầu thang theo phong thuỷ

Tính bậc cầu thang theo phong thuỷ

12 giai đoạn của vòng trường sinh sẽ tương ứng với ngũ hành qua sơ đồ bên dưới. Theo vòng trường sinh và kiến trúc ngôi nhà thì:

    • Nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh
    • Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh
    • Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh
    • Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh
    • Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh

Theo quy luật trên, từ bậc Trường sinh và ngũ hành của ngôi nhà, chúng ta đếm lần lượt mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, hết 12 sao sẽ lại tiếp tục đếm một vòng mới. Như thế: 

    • Nhà hình Thủy thì số bậc sẽ là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
    • Nhà hình Mộc số bậc sẽ là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
    • Nhà hình Thổ số bậc sẽ là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
    • Nhà hình Hỏa bậc sẽ là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
    • Nhà hình Kim số bậc sẽ là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…

Tính số bậc cầu thang theo phong thuỷ

  •  Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Sinh – lão – bệnh – tử có ý nghĩa gì?

Sinh - lão - bệnh - tử cũng là quy luật thể hiện 1 vòng đời của con người theo 4 cung: 

    • Sinh – khi chào đời, trẻ trung, tràn đầy sinh khí
    • Lão – khi chúng ta già đi, năng lượng dần trở nên giảm sút.
    • Bệnh – sức khỏe sa sút, cơ thể dần yếu đi, ốm đau bệnh tật.
    • Tử – kết thúc, lìa đời, trái ngược với sinh.

Theo quy luật trên, cung sinh mang ý nghĩa tốt đẹp nhất. Và khi số bậc cầu thang rơi vào cung sinh sẽ có phong thủy đẹp nhất.

Tính bậc cầu thang theo theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử 

Tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử là cách tính dễ dàng và được nhiều người áp dụng trong thiết kế cầu thang. Và đây là cách tính phù hợp cho mọi loại công trình xây dựng. Bạn chỉ cần tính lần lượt theo thứ tự:

    • bậc 1 – sinh
    • bậc 2 – lão
    • bậc 3 – bệnh
    • bậc 4 – tử

Các bậc tiếp theo cứ theo thứ tự Sinh – Lão – Bệnh – Tử mà đếm lần lượt cho đến khi kết thúc ở cung sinh là cung đẹp. Cứ theo quy luật trên thì người ta đã cho ra đời công thức tính 4n+1, trong đó n là số lần lặp lại chu kỳ.

Tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Tính bậc cầu thang theo theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử

  • Công thức tính số bậc cầu thang và các thông số kỹ thuật theo đặc điểm nhân trắc học

Ngoài yếu tố phong thủy, để thi công cầu thang đúng kỹ thuật và đảm bảo yếu tố an toàn và thuận tiện cho người sử dụng. Chúng ta cần quan tâm đến đặc điểm nhân trắc học khi tính toán các thông số liên quan đến cầu thang.

    • Chiều rộng bậc thang

Chiều rộng bậc thang cần tối thiểu bằng gấp rưỡi bề ngang vai của một người trưởng thành. Điều này đảm bảo đồng thời 2 người có thể lưu thông qua cầu thang cùng lúc (1 người di chuyển, 1 người nghiêng người để tránh người còn lại). Và chiều rộng này thường dao động từ 0,8m – 1,2m.

    • Chiều cao bậc thang – kích thước chiều sâu của bậc thang

Chiều cao của bậc cầu thang tương ứng với chiều cao trung bình bước chân của 1 con người trưởng thành, thông thường sẽ từ 15cm – 18cm. Và chiều sâu của bậc thang sẽ là chiều dài trung bình bàn chân của người trưởng thành tương ứng là 24cm – 30cm.

    • Chiều cao của lan can:

Chiều cao lan can tiêu chuẩn là từ 0,8m trở lên.

    • Độ dốc cầu thang:

Công thức tính độ dốc cầu thang: 2h + b = 60cm

Trong đó: h là chiều cao bậc thang, b là chiều dài (chiều sâu) bậc thang.

Ví dụ: Chiều cao bậc thang từ 14-20cm, tương ứng độ dốc là 20 – 450. 

Tính độ dốc cầu thang

  • Cách tính số bậc cầu thang có chiếu nghỉ

Cách tính số bậc cầu thang sẻ được tính theo số bước chân lên xuống từ điểm bắt đầu tới điểm cuối của cầu thang nhà bạn (nền nhà tầng trên). Nếu cầu thang nhà bạn có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc cầu thang.

Công thức chung: 4n+1

Tính số bậc cầu thang có chiếu nghỉ

Tính số bậc cầu thang có chiếu nghỉ

    • Kích thước chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ hoặc chiếu tới có kích thước lớn hơn hoặc bằng chiều rộng của bậc thang. Và sau 15 bậc liên tiếp nên có 1 chiếu nghỉ.

    • Chiều cao bậc thang so với trần

Chiều cao bậc cầu thang so với trần nên từ 2,15m trở lên.

Chiều cao bậc cầu thang so với trần Chiều cao bậc cầu thang so với trần 


  1. Lưu ý khi thiết kế cầu thang nhà ở
  • Vị trí đặt cầu thang

Trong phong thủy ngoài số bậc cầu thang, vị trí đặt cầu thang cũng khá quan trọng. CĐT cần lưu ý một số quy tắc sau:

    • Nên đặt nơi thoáng đãng, đi lên từ hướng tốt phù hợp với phong thủy của gia đình.
    • Không đặt cầu thang chính giữa nhà đối diện cửa chính, cửa nhà bếp hay nhà vệ sinh.
    • Không nên đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang.
    • Không nên đặt theo 3 hướng: Đông (sức khỏe), Tây Nam (tình duyên), Đông Nam (Tài lộc). Nếu trường hợp bắt buộc phải đặt cầu thang ở những hướng trên phải tìm cách hóa giải trước khi thực hiện.
  • Độ an toàn cho cầu thang

Yếu tố an toàn là điều chắc chắn phải đảm bảo trong quá trình thi công cầu thang. Nêu lưu ý về mặt kết cấu, vật liệu xây dựng, ngoài yếu tố phong thủy cần phải đảm bảo thi công đúng kỹ thuật xây dựng cũng như tính thẩm mỹ khi thiết kế nội thất.


Trên đây là một số kiến thức tính số bậc cầu thang theo phong thuỷ mà Daiken đã tổng hợp được, nếu bạn quan tâm đến phong thuỷ bạn có thể tham khảo thêm khi xây dựng cầu thang cho căn nhà của mình nha. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ KTS của Daiken để được tư vấn chính xác hơn nhé.

---Daiken luôn đồng hành cùng bạn - --

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Cách tính số bậc cầu thang có chiếu nghỉ theo phong thủy 2024

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.