8 Điều cần đặc biệt lưu ý khi xây móng nhà - Kinh nghiệm từ thực tiễn

22/08/2024
KIẾN THỨC THI CÔNG

Khi làm móng nhà, việc đảm bảo móng vững chắc và phù hợp với kết cấu tổng thể của công trình là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

  1. Chọn loại móng nhà phù hợp với nền đất

 Đây là vấn đề đầu tiên cần lưu ý khi làm móng nhà bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến sự vững chãi của công trình. Các loại móng cơ bản hiện nay được mô tả trong bảng sau:

STT

Loại móng

Đặc điểm

Ưu điểm

Ứng dụng

1

Móng đơn

Dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, tăng khả năng chịu lực

Chi phí thi công rẻ, thời gian thi công ngắn

Thường thi công cho chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.

2

Móng băng

Là một dải dài, liên kết với nhau, chạy theo chân thường hoặc có sự giao cắt.

Giảm áp lực đáy móng

Kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, độ lún đồng đều.

3

Móng bè

Là loại móng nông, có sức kháng yếu.

Kiểu móng này sẽ có tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng lên mặt nền đất, giảm sức nặng.

Tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều.

Nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước sẽ dùng loại móng này.

4

Móng cọc

Loại móng này yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công lâu.

Là loại móng chắc chắn nhất

Các công trình xây dựng trên nền đất yếu. 


Cần tiến hành khảo sát địa chất, xem xét đất nền thuộc loại nào, mức độ sụt lún, khả năng chịu lực... để chọn được loại móng nhà phù hợp. 

  1. Chọn độ sâu của móng

Các yếu tố như địa hình, yếu tố thủy văn, khả năng thi công móng... sẽ quyết định độ sâu của móng nhà. Chọn được độ sâu hợp lý sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được đáng kể chi phí và thời gian thi công xây dựng.

  1. Khi nhà có nền đất yếu

Việc đào móng sẽ càng quan trọng hơn gấp nhiều lần khi làm nhà trên nền đất yếu. Loại nền đất này yêu cầu móng phải gia cố chắc chắn, vững chãi để đảm bảo công trình không bị sụt lún hay nghiêng lệch về sau.

Móng nhà có nền đất yếu
Móng nhà có nền đất gần ao, hồ


Các nền đất yếu là đất ruộng, đất ven sông, đất cát pha, đất sét, đất cát mịn, đất đỏ bazan, đất ngập nước… Khi tiến hành thi công, những nền đất này nên được gia cố lại, thay đổi kết cấu xây dựng hoặc thay đổi loại móng nhà cho phù hợp.

  1. Chọn loại vật liệu để đổ móng nhà

Với việc làm móng nhà cấp 4, 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng sẽ có sự khác nhau giữa các loại vật liệu. Gia chủ và đơn vị thi công nên lựa chọn vật liệu phù hợp với móng nhà và không nên vì tham chọn vật liệu rẻ mà làm ảnh hưởng đến độ bền của cả công trình. Các vật liệu đổ móng cần thiết là cát, xi măng, đá, nước, thép, cốt pha. Gia chủ có thể tự trộn bê tông truyền thống để đổ móng với công trình nhà cấp 4.

  1. Dọn vệ sinh sạch sẽ hố móng

Để đảm bảo bê tông chắc chắn và đạt yêu cầu thì đơn vị thi công cần dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực hố móng trước khi thi công móng. Đây là một điều quan trọng nhưng nhiều người thường chủ quan mà bỏ qua bước này. 

  1. Để chừa các lỗ kỹ thuật

Các lỗ kỹ thuật khi đổ móng cần phải chừa lại để lắp đặt ống cấp thoát nước. Trong trường hợp ống cấp thoát nước đặt dưới đáy móng thì cần lấp đầy lỗ bằng sỏi hoặc đá dậm thật chặt. Không được để đế móng bê tông trực tiếp lên đường ống vì điều này sẽ làm vỡ ống dẫn nước.

  1. Khi đào móng trời mưa

Việc đào móng vào ngày mưa sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc đào xúc, vì vậy trong quá trình chọn ngày để đào móng gia chủ nên cố gắng tránh thời tiết này.  Nếu gia chủ vẫn muốn đào móng để không bị lỡ mất ngày đẹp thì cần lưu ý khi làm móng nhà:

-  Kiểm tra hệ thống thoát nước để đảm bảo nước không bị ứ đọng.

- Mua vài chiếc bạt xanh lớn để dự phòng khi mưa thì dùng để che chắn vật liệu và vị trí đào móng.

- Có thể tiếp tục thi công khi mưa nhỏ, nhưng nếu mưa lớn thì nên dừng việc đào móng lại.

Đào mống nhà khi trời mưa
Đào mống nhà khi trời mưa
  1. Khi đào móng nhà liền kề, nhà phố

Vì các công trình nhà ở này gần như sát vách nên việc xây dựng cũng khó khăn hơn nhiều so với xây nhà ở quê. Trong quá trình xây dựng, bên thi công nên chú ý xem xét đến chân móng của nhà hàng xóm để không làm ảnh hưởng tới chúng.

Đào móng nhớ chú ý đến ảnh hưởng với nhà liền kề
Đào móng nhớ chú ý đến ảnh hưởng với nhà liền kề

Việc chú trọng và thực hiện đúng những lưu ý trên sẽ giúp công trình có nền móng vững chắc, an toàn, và bền vững theo thời gian.

Tư vấn kỹ thuật thi công đào mống nhà và xây nhà nhà phố vui lòng liên hệ Daiken Archi. Đội ngũ Daiken sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.



0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
8 Điều cần đặc biệt lưu ý khi xây móng nhà - Kinh nghiệm từ thực tiễn

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.