Những vật liệu lát sàn được nhiều chủ đầu tư chọn lựa

30/06/2024
KIẾN THỨC THI CÔNG

Vật liệu lát sàn được nhiều chủ đầu tư quan tâm vì đây là vật liệu quan trọng ngôi nhà nào cũng cần phải có, ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà. Không chỉ đơn giản hoàn thiện ngôi nhà mà còn đóng vai trò quan trọng tạo nên tính thẩm mỹ, bảo vệ cho ngôi nhà. Trên thị trường hiện nay vật liệu lót sàn rất đa dạng từ mẫu mã, kích thước, chất liệu, giá thành.

Việc lựa chọn sao cho phù hợp với gia đình mình cũng là điều mà chủ đầu tư cần bận tâm. Hôm nay, Daiken xin giới thiệu những vật liệu lót sàn được ưa chuộng hiện nay để chủ đầu tư có thêm thông tin cho công cuộc hoàn thiện ngôi nhà của mình.

  1. Gạch lát sàn
Gạch lát sàn
Gạch lát sàn

Ưu điểm:

  • Gạch rất bền, giá thành bình dân, không bị thời tiết tác động, kháng nước hoàn toàn, ren khít, chịu được tác động mạnh. Đặc biệt màu sắc không bị phai, luôn bền màu với thời gian.
  • Gạch lát nền không chỉ phù hợp phòng khách, mà còn ở bếp, phòng tắm nơi có độ ẩm cao, dễ trơn trượt, nếu như không có bề mặt nhám.

Nhược Điểm:

  • Nhược điểm của nó chính là sự lạnh lẽo khi bước chân trên nó vào mùa đông, nền nhà hay bị đổ mồ hôi, khi không may trẻ nhỏ hay người già té ngã rất đau.
  • Bên cạnh đó bởi có độ dày cao nên loại gạch này cũng chỉ được ứng dụng với những kích thước lớn như 60×60, 80×80 và 100×100. Trên thị trường hiện có rất ít mẫu gạch lát sàn kích thước nhỏ như 40×40 và 30×30… Chính vì thế, những không gian có diện tích quá nhỏ sẽ không phù hợp với loại gạch này.
Gạch lát sàn Taicera
Gạch lát sàn Taicera

Phân Loại: Gạch lát sàn có nhiều chủng loại.

  • Gạch bán sứ(Porcelain) có kết cấu đặc biệt, sức chịu lực và độ bền cao, chống thấm tốt và được sử dụng ngày càng nhiều trong thiết kế và nhà ở và thi công công trình công cộng. Khác với gạch men, gạch Porcelain là một khối đồng chất về nguyên vật liệu và màu sắc, do đó sản phẩm làm ra có độ cứng rất cao, chịu được áp lực tốt.
  • Gạch sứ(ceramic) là một sản phẩm có nguồn gốc từ hỗn hợp của đất sét, cát và các chất liệu tự nhiên khác. Sau khi được xử lý theo đúng quy trình, hỗn hợp sẽ được đúc thành một hình dạng theo mong muốn rồi được nung với nhiệt độ cao (từ 1000 độ C đến 1250 độ C, phụ thuộc vào từng loại gạch).
  • Gạch granite là một trong những loại chất liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Còn được gọi là gạch đồng chất, bởi gạch có chất liệu đồng nhất từ đáy đến bề mặt. Đây là một loại đá nhân tạo, được sản xuất từ 70% bột đá và 30% đất sét (ngược lại với dòng ceramic).
  1. Đá lát sàn tự nhiên granite.

Đá lát sàn tự nhiên luôn cho vẻ đẹp sang trọng, bền, chắc chắn sẽ làm tăng giá trị cho ngôi nhà của bạn. Một trong những vật liệu lát sàn mà chủ đầu tư không thể bỏ qua là đá lát nền granite.

Granite là loại đá tự nhiên được hình thành khi magma núi lửa đông đặc tự nhiên. Đây là loại đá lửa đặc biệt mạnh và cứng.  được tạo thành từ các khoáng chất như thạch anh và fenspat, góp phần vào sự lấp lánh đặc trưng của nó.

Ưu điểm của đá tự nhiên:

  • Đá granite hầu như có thể được lắp đặt ở bất kỳ phần nào của nhà bạn.
  • Đá granite không xốp như đá cẩm thạch và đá tự nhiên khác. Do đó, nó không bị ăn mòn, phai màu một cách dễ dàng. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao của nhà bếp mà không bị nứt. Nếu bạn sử dụng đá đúng cách thì gần như bạn không bao giờ phải thay đá.
  • Các biến thể màu sắc của gạch đá granite rất phong phú. Phù hợp với bất kỳ phong cách thiết kế nào mà bạn mong muốn. Bề mặt đá không xốp nên không tích tụ vi khuẩn, nấm mốc và chất gây dị ứng. Với những người bị dị ứng thì đây là một lựa chọn lý tưởng, tốt cho sức khỏe.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất của đá tự nhiên granite chính là giá cả cao hơn so với vật liệu lát sàn khác.
  • Đá granite lạnh và không thoải mái cho suốt mùa đông. Tuy nhiên chủ đầu tư có thể giải quyết bằng cách sử dụng hệ thống sưởi hoặc trải thảm, dùng dép đi trong nhà.
  • Do là loại đá tự nhiên nên granite khá cứng, không phù hợp để bạn phải đứng quá lâu. không hấp thụ tác động của đi bộ như gỗ.
  1. Sàn gỗ tự nhiên lát sàn

Hiện tại trên thị trường, sàn gỗ được chia thành hai loại chính là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên

Ưu điểm sàn gỗ tự nhiên:

  • Một trong những ưu điểm và nét lôi cuốn của sàn gỗ tự nhiên là chúng khiến ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn. Sàn gỗ tự nhiên thường được làm từ những loại gỗ quý dùng càng lâu gỗ sẽ càng lên màu đẹp.
  • Sàn gỗ tự nhiên có tuổi thọ cao, thời gian sử dụng lâu. Còn có các tính năng đặc biệt như có khả năng điều hòa không khí, mang lại cảm giác thật chân, mùi hương dễ chịu, mát về mùa hè, ấm về mùa đông rất phù hợp cho phòng ngủ hiện đại.

Nhược điểm:

  • Gỗ bị bay màu hoặc mòn do bạn chỉ đi lại thường xuyên ở một khu vực nhất định hoặc khu vực sàn gỗ đó có nhiều người qua lại. Dễ bị mối mọt, cong vênh, co ngót, giãn nở theo thời tiết.
  1. Sàn gỗ công nghiệp lát sàn

Không chỉ riêng sàn gỗ tự nhiên mà ngay cả một số loại sàn gỗ công nghiệp cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng gỗ để lót sàn cho nhà tắm hay nhà bếp.

Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp

Ưu điểm sàn công nghiệp:

  • Có nhiều lựa chọn về màu sắc, giá rẻ bằng nửa gỗ tự nhiên, tính tiện dụng cao, dễ dàng lắp đặt, thời gian thi công nhanh, thường với diện tích 100m2 chỉ trong ngày là có thể hoàn thiện xong.

Nhược điểm sàn gỗ công ngiệp:

  • So với gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp chịu ẩm kém, tuổi đời ngắn hơn chỉ khoảng 15 năm. Càng dùng màu gỗ càng xấu, không sửa được nếu bị hỏng bề mặt. 
  1. Sàn bê tông mài bóng.

Sàn nhà bê tông là một xu hướng thịnh hành khá lâu tại các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, hình thức này còn khá mới và chỉ mới xuất hiện tại các nhà xưởng, tòa nhà văn phòng hay các công trình công cộng, rất ít gia  đình biết tới và ứng dụng vào khâu xây dựng, trang trí nhà ở. Sàn bê tông mài bóng là lựa chọn thú vị nhất trong số tất cả các vật liệu có thể sử dụng được để làm sàn nhà.

Sàn bê tông mài bóng
Sàn bê tông mài bóng

Ưu điểm:

  • Sàn nhà bê tông có tính bền bỉ rất cao, có tính đàn hồi tốt.
  • Có thể thi công trực tiếp trên nền bê tông cũ mà không cần phải cải tạo lại nền, hoàn toàn có thể thay đổi dễ dàng, tạo một mặt sàn mới bằng gỗ hay gạch men bên trên, không ảnh hưởng đến sức khỏe, không phải bảo trì hằng năm.
  • Sàn bê tông mang lại nét độc đáo cho ngôi nhà.

Nhược điểm:

  • Bê tông vốn là một loại vật liệu cứng, không tạo cảm giác thoải mái như nhiều vật liệu khác.
  • Nếu chăm sóc không cẩn thận, độ ẩm có thể gây nấm mốc và các vết nứt cho sàn bê tông, gây mất thẩm mỹ và khó sửa chữa.

Tuỳ vào yêu cầu, sở thích và ngân sách mà gia chủ có thể lựa chọn loại vật liệu lát sàn phù hợp riêng với ngôi nhà của mình. Để được tư vấn chi tiết bạn có thể liên hệ Daiken. Đội ngũ Daiken sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Những vật liệu lát sàn được nhiều chủ đầu tư chọn lựa

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Thép sàn 2 lớp nên đặt song song hay so le?

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le? Đây là câu hỏi khá quen thuộc trong quá trình chúng tôi tư vấn cũng như thi công xây dựng nhà ở cho khách hàng. Không chỉ là thắc mắc của các chủ nhà khi muốn nắm rõ kết cấu công trình, mà đây còn là băn khoăn của nhiều bác thợ khi không thực sự hiểu cách nào tốt hơn dù đã nhiều năm trong nghề. Vậy rốt cục nên bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le sẽ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Cấu tạo thép sàn 2 lớpTrước khi tìm hiểu thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le. Ta cần nắm được thép sàn 2 lớp là gì và cấu tạo thép sàn 2 lớp như thế nào.Thép sàn 2 lớp hiện nay được sử dụng hầu hết trong các công trình. Trước đây, với các công trình nhỏ người ta thường sử dụng thép sàn 1 lớp. Hoặc thép mũ với các công trình có tải trọng lớn hơn. Dưới đây là biểu đồ momen một ô sàn thông thường:Quan sát trong biểu đồ này, ta có thể thấy lớp thép trên của sàn sẽ chịu momen âm tại ví trí gối đầu cột. Còn lớp thép dưới chịu momen dương tại vị trí giữa. Điều này lý giải tại sao các công trình trước đây người ta thường bố trí thép mũ. (tức là thép lớp trên chỉ bố trí với các thanh thép có chiều dài bằng ¼ phương cạnh ngắn của sàn) nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật.Tuy nhiên, hiện nay cách bố trí thép sàn 2 lớp là phổ biến hơn cả (bố trí các thanh thép có chiều dài xuyên suốt ô sàn ở cả 2 lớp trên – dưới). Bởi vì cách bố trí thép mũ, tuy nói rằng có thể giúp gia chủ tiết kiệm được một phần sắt, nhưng lại rất khó thi công, tốn thêm nhân công cắt sắt cũng như có tạo ra nhiều thanh thép thừa. Khi có sự di chuyển và dẫm đạp trên sàn, lớp thép mũ dễ dàng bị dính xuống lớp thép dưới dẫn đến không đảm bảo chiều cao làm việc cũng như khả năng chịu tải của sàn. Do đó, người ta lựa chọn thép sàn 2 lớp để đảm bảo điều kiện thi công cũng như độ chắc chắn, bền vững cho ô sàn. Chỉ có những công trình nhà cấp 4 thực sự đơn giản thì vẫn sử dụng thép sàn 1 lớp. Nhưng phải đảm bảo đúng và đủ như thiết kế.Thép sàn 2 lớp khi kết hợp với bê tông tạo thành cấu kiện có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó chính là khả năng chịu lực lớn đi kèm với độ bền vững lâu dài. Đồng thời kết cấu thép sàn 2 lớp cũng có tính cơ động cao trong vận chuyển và lắp dựng. Do đó phù hợp với cả các công trình nhà dân dụng cũng như các dự án có tính công nghiệp hóa cao. Vai trò của thép sàn 2 lớpMặc dù có nhiều gia chủ chưa hiểu được thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là đúng. Song họ vẫn hiểu thép sàn 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình.Do bản thân ô sàn chính là một kết cấu chịu tải trọng trực tiếp của công trình. Sau đó truyền vào dầm, từ dầm qua cột mà truyền xuống móng, cho nên chất lượng ô sàn sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định chung của cả công trình.Thép sàn 2 lớp đảm bảo cho sàn tránh được các hiện tượng nứt, gãy, sập nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu lớp thép không đủ sức chịu kéo, độ nén của riêng bê tông không thể chống đỡ hết các loại tải trọng. Qua thời gian sẽ khiến sàn nhanh chóng xuống cấp và nứt, gãy. Kết cấu thép chắc chắn kết hợp với bê tông còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì thép sàn hai lớp còn giúp tăng khả năng chống thấm của sàn. Giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.Ngoài ra, 2 lớp thép sàn còn đáp ứng được nhu cầu tạo hình kiến trúc. Phù hợp với mọi thể loại công trình từ đơn giản đến mới lạ, độc đáo.Tuy nhiên để có thể thể hiện được hết những vai trò quan trọng như trên. Cần phải chọn được loại thép chất lượng, bố trí hợp lý và đúng theo thiết kế. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố trí hợp lý thì thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le mới là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ngay bây giờ. Bố trí thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le?Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le thậm chí trở thành vấn đề gây tranh luận của rất nhiều bác thợ ngoài công trường. Có người cho rằng nên đặt song song vì dễ thi công hơn. Lại có người cho rằng phải đặt so le vì đặt so le tạo ra ít khoảng trống hơn. Khiến cho sàn “có cảm giác” chắc chắn hơn.

TƯ VẤN NHANH

Chúng tôi sẽ gọi điện thoại tư vấn trực tiếp cho quý khách khi để lại thông tin.